Cơ Bản Về Cách Dùng Layer Trong Bản Vẽ Autocad
Chào các bạn!
Chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc rằng các nét layer chúng ta tạo ra trong bản vẽ ngay từ những bài cơ bản được dùng như thế nào, tại sao chỗ này dùng cái này, chỗ khác không dùng. Tại sao nên dùng nét này hay nét kia thì hợp lý hơn. Câu hỏi đến nhiều hơn từ các bạn làm về nội thất xong không học xây dựng, hoặc không tiếp xúc với bản vẽ xây dựng nhiều. Chúng ta cùng xem qua một bản vẽ có các thành phần layer trước nhé:
Các bạn nhìn thấy gì từ một bản vẽ mặt bằng này:
- Các bạn thấy các mầu của nét?
- Thấy không gian ngăn chia, đồ nội thất?
- Thấy các đường kích thước, chữ ghi chú?
Không mình các bạn để ý đến các thành phần của bản vẽ cơ, thông thường chúng ta có gì nhỉ?
- Chúng ta có Phần vẽ, chính là hình vẽ chúng ta vẽ ra.
- Chúng ta có Text, phần chữ viết để các bạn ghi chú.
- Phần Dim kích thước, hẳn nhiên để ghi kích thước cho bản vẽ rồi.
- Cách phần block, các khối hình vẽ có thể thay đổi liên quan, dùng khi các hình giống nhau, cùng loại.
- Chúng còn có phần hatch vật liệu nữa.
Vậy câu hỏi đặt ra là nên quản lý cái bọn ở trên như nào? về phần hình ảnh hiển thị thì người ta sẽ dùng layer các bạn ạ, nó kiểu như này:
Ở phần ảnh trên các bạn thấy các phần layer mình đã tạo sản trong một bản vẽ mẫu, nêu các bạn để ý layer khi được tạo có một số nguyên tắc nhất định, nên đặt tên theo bộ môn, nên ghi rõ tên đường nét, nên có các mầu khác nhau để phần biệt, nét đậm thì cho sáng, nét mảnh cho tối hơn....Cái này cơ bản quá rồi, mà nhiều bạn đâu có để ý. Mục đích cảu việc trên lài gì?...để bộ layer cảu chúng ta không lẫn với thằng khác khi chúng ta cắt đầu vẽ và thêm thư viện bên ngoài vào!...các bạn nhìn phần layer này.
Phần layer mình đặt tên luôn đi với nhau và khôn bị các layer khác chen vào, và tất nhiên ai copy bản vẽ của mình mình biết ngay đúng không? À nhưng qua lại mới phần chính của chúng ta, Em dùng Layer này, hay layer kia trong trường hợp nào? Mình sẽ lấy một ví dụ hình 3d trên Sketchup để mình họa cho các bạn. Hãy nhìn hình dưới đây:
Mỗi phần trên mặt đúng này đều được quy định bởi một Nét vẽ riêng, phần nào nhìn thấy thì chúng ta dùng Nét Thấy, phaanfnaof là vật liệu thì dùng Nét cho vật liệu, phần nào nhiều chi tiết vẽ không rõ trong một đối tượng chúng ta dùng Nét Mảnh để in ra nó không bị chống lấn lên nhau. Các bạn xem tiếp hình dưới nhé:
Đây là mặt Top mình dùng một mắt cắt cắt ngàng nhà, cái này các bạn sẽ hình dung giống với bản vẽ autocad mặt bằng hơn, Tại đây bắt đâu chúng ta thấy các phần cắt nó đậm hơn, đây chúng là nhưng Nét Cắt sau này chúng ta dùng trong bản vẽ. mình zoom lại một góc để nhìn rõ hơn nhé.
Các bạn có thể thấy, các phần bị cắt nó đậm và rõ dàng hơn, các phần không bị cắt nhưng vẫn nhìn thấy bên dưới nó mảnh hơn nó là phần Nét Thấy, Các phần vật liệu, cây cối vẫn dùng như vậy. Tới đây có lẽ các bạn đã dần hiểu ra chúng ta nên dùng layer nào cho loại nào rồi.
Chúng ta xem thêm một bản vẽ nữa để điểm thêm các thành phần layer cần thiết trong bản vẽ nhé.
Chúng ta có gì ở bản vẽ trên? Các bạn có thêm các phần Layer nữa, Nét Trục, Nét Text, Nét Bê Tông, Nét Dim kích thước, Nét Cửa, Nét Lan Can... Vậy chắc hẳn các bạn đã hình dung ra một bộ nét riêng cho mình theo các đối tượng trên bản vẽ, thử tạo cho mình một bộ layer cẩn thận xem sao. Sẽ thuận tiện hơn nhiều khi các bạn quản lý bản vẽ sau này đó. Đây là bộ layer cảu mình:
Autocad cho phép các bạn tạo tới 50.000 Layer nên cần thêm thì các bạn có thể tạo thoải mái, chúng ta có thể tao thêm các bộ layer theo một môn các bạn muốn như kiểu Kiến Trúc thì dùng KT, Nội Thất thì dùng NT, Kết cấu KC....thoải mái mà tạo nhé. Layer đặc biệt quan trọng khi các bạn quản lý bản vẽ, khi dùng nên để là Bylayer ở các phần màu để chúng ta không nhầm lẫn khi sử dụng, nó quan cả với việc in ấn bản vẽ vì chúng ta có thể để mặc định độ dạy nét mà khi in thì cho nhận tự động mà không phải chọn mầu.
Đây là một video mình làm, mình họa thêm cho kiến thức trên danh cho các bạn:
Hi Vọng bài viết mang lại cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích nữa, hãy cmt hỏi thâm nhưng câu hỏi mà bản muốn ngay dưới bài viết, chúng ta sẽ cùng trao đổi giao lưu thêm.
OK! Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nếu thấy hay các bạn hãy Like và Chia Sẻ để ủng hộ mình nhé.
Nếu thấy hay các bạn hãy Like và Chia Sẻ để ủng hộ mình nhé.
Chúc các bạn thành công!